Deprecated: Function split() is deprecated in /home/tgsanvuon/domains/thegioisanvuon.vn/public_html/plugins/system/jfrouter.php on line 456 Deprecated: Function split() is deprecated in /home/tgsanvuon/domains/thegioisanvuon.vn/public_html/plugins/system/jfrouter.php on line 456 THẾ GIỚI SÂN VƯỜN Landscape Design And Build

Hổ vĩ (Cây lưỡi hổ) cây cảnh làm thuốc điều trị ho, viêm họng

Cây lưỡi hổ hay cây hổ vĩ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cây lưỡi hổ, dân gian còn gọi là cây hổ vĩ hay cây lưỡi mèo, cây lưỡi cọp là một loại cây được trồng ở nhiều gia đình làm cảnh. Ít ai biết được rằng loài cây cảnh đặc biệt này lại là một vị thuốc điều trị ho rất hay.

Hiện nay ngoài cây hổ vĩ kể trên, ở nước ta còn một loại khác với công dụng gần tương đồng đó là cây hổ vĩ mép là vàng.

  • Hổ vĩ : Sansevieria hyacinthoides, thuộc họ măng tây  (1) (3)
  • Cây hổ vĩ mép lá vàng: Sansevieria trifasciata Prain var. Thuộc họ hành (2)

Mô tả hình dáng cây lưỡi hổ

  • Là dạng cây thân thảo, lá mọc thẳng đứng, lá nhọn hình dao mác nhưng mềm và mọng nước, trên lá có các vằn vàng và xanh. Bên trong lá tươi có nhiều dịch nhày, cây rất ít khi rụng lá.
  • Là dạng cây rễ chùm.
  • Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành chùm từ gốc, hoa có cuống dài
Cây hổ vĩ

 

Cây hổ vĩ

Thành phần hóa học: Ba hợp chất được được phân lập gồm hai steriod; β- sitosterol (1) và daucosterol (2) và flavonoid; isokaemferide (3) (4)

Khu vực phân bố

Loại cây lưỡi hổ có viền vàng được trồng làm cảnh thông dụng hơn, riêng loại không có viền vàng xung quanh chủ yếu mọc hoang hóa ở một số nơi, ít thấy trồng làm cảnh (Được biết loại cây hổ vĩ không có viền vàng có nhiều công dụng hơn).

Cây lưỡi hổ mép lá vàng được trồng làm cảnh rất nhiều ở nước ta bởi cây có hình dáng bắt mắt, rất dễ chăm sóc, chịu được hạn, có thể trồng ở trong nhà hay ngoài trời đều được. Hơn nữa do hình dáng cây thẳng tắp, thuôn nhọn tượng trưng cho kiên cường, bất khuất, thẳng thắn nên được người chơi cây rất yêu thích.

Tính vị

Cây có vị hơi chua đắng, tính mát. Vào kinh phế, tâm.

Công dụng của cây hổ vĩ (cây lưỡi hổ)

Theo kinh nghiệm dân gian, cây hổ vĩ có tác dụng phong phú hơn hổ vĩ mép lá vàng, cụ thể;

Tác dụng của cây hổ vì gồm:

  • Điều trị ho, viêm họng
  • Tiểu buốt, tiểu rắt
  • Hạ sốt

Tác dụng của hổ vĩ mép lá vàng:

  • Điều trị ho, viêm họng
  • Điều trị viêm tai có mủ

Cách dùng cây hổ vĩ làm thuốc

Điều trị tiểu buốt: Dùng nhai sống hàng ngày: Liều dùng 12g ~ 15g lá tươi, rửa sạch nhai sống hàng ngày. Công dụng mát, điều trị tiểu buốt, tiểu rắt.

Điều rị ho, hạ sốt: Dã nát, ép lấy nước: Liều dùng 12g cây tươi giã nát, ép lấy nước, thêm vài hạt muối hòa đều uống trong ngày, có công dụng giảm ho, viêm họng và hạ sốt rất tốt.

Điều trị viêm tai: Lấy lá tươi hơ trên ngọn lửa để khi thấy lá nóng và héo đi thì đem lá dã nát, ép lấy nước nhỏ vào lỗ tai, mỗi ngày nhỏ nhiều lần nước lá cây vào lỗ tai bị viêm sẽ có hiệu quả tốt.

Các nghiên cứu về hổ vĩ (cây lưỡi hổ)

Hoạt động kháng khuẩn: Phân lập từ ba hợp chất đã xác định từ cây hổ vĩ Sansevieria hyacinthoides, nhóm nghiên cứu tại Khoa Hóa học, Cao đẳng Dhaka, Đại học Quốc gia Dhaka đã xác định được hoạt động kháng khuẩn đáng kể chống lại Bacillus subtilis, Stapylococcus aureus, Salmonella typhi và Candida albicans. (4)

Hoạt động kháng khuẩn E.coli: Điều hoạt động kháng khuẩn của 17 loại thảo dược thuộc chi Sansevieria Thunb, nhóm nghiên cứu tại Viện sinh học và bảo vệ môi trường, Đại học Pomeranian ở Słupsk, Ba Lan đã xác định được 11 loài cây có hoạt động kháng khuẩn E.coli đáng kể trong đó có cây lưỡi cọp Sansevieria hyacinthoides. Nhóm nghiên cứu đánh giá các loại thảo dược trên có tiềm năng kháng khuẩn chống E.coli và có thể được sử dụng như một loại chất khử trùng tự nhiên và kháng khuẩn trong y học (5).

TIN TỨC LIÊN QUAN